DetailController

Hội nghị thúc đẩy thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ theo hướng công bằng, bền vững, lâu dài và để hỗ trợ cuộc đàm phán với Hoa Kỳ trong những ngày tới, chiều ngày 08/5/2025, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị thúc đẩy thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ.

Tham dự Hội nghị có đại diện các Bộ, ngành: Ngoại giao, Tài chính, Xây dựng, Nông nghiệp và Môi trường, Khoa học và Công nghệ; đại diện các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất khẩu trong các ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn sang thị trường Hoa Kỳ như: Dệt may, da giầy, điện tử, thép, nhôm, điều, cơ khí… và đại diện các đơn vị liên quan thuộc Bộ Công Thương cùng một số thành viên Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ và Tổ giúp việc Đoàn đàm phán.

Hội nghị được tổ chức nhằm mục đích tạo diễn đàn cho các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa chủ lực sang thị trường Hoa Kỳ thảo luận, đánh giá về tình hình hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam - Hoa Kỳ trong thời gian gần đây, nhất là sau khi Tổng thống Mỹ công bố mức thuế đối ứng rất cao mà Hoa Kỳ sẽ áp dụng với các nước, trong đó có Việt Nam; đánh giá, nhận xét về tầm quan trọng của thị trường Hoa Kỳ đối với các nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và khả năng thay thế thị trường trong tình huống xấu; đồng thời trao đổi các thông tin, dữ liệu thực tế để chứng minh nhóm hàng của Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ không cạnh tranh trực tiếp và xung đột lợi ích của Hoa Kỳ, không vi phạm các quy định Hoa Kỳ; cùng với đó, đề xuất các biện pháp trong đàm phán với Hoa Kỳ và các giải pháp tìm kiếm thị trường thay thế để đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng để tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu.


Toàn cảnh Hội nghị

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, thống nhất nhận định: Hoa Kỳ hiện là đối tác chiến lược toàn diện và là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam. Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Hoa Kỳ; người tiêu dùng Hoa Kỳ đã quen hợp tác và rất ưa chuộng hàng Việt Nam bởi có chất lượng tốt và giá cả phù hợp.

Hàng hóa của Việt Nam không cạnh tranh trực tiếp với hàng hoá sản xuất tại Hoa Kỳ, vì thế không xâm hại lợi ích người sản xuất và doanh nghiệp tại Hoa Kỳ mà trái lại giúp người tiêu dùng Hoa Kỳ được tiếp cận hàng hóa tốt, giá hợp lý.

Các mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ cơ bản tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật của Hoa Kỳ như quy cách, xuất xứ hàng hóa…;đồng thời, Việt Nam sẵn sàng chứng minh, làm rõ các băn khoăn của đối tác nhập khẩu từ Hoa Kỳ đối với sản phẩm hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.

Mặc dù Hoa Kỳ là thị trường lớn, quan trọng, có quy mô, tốc độ tăng trưởng hàng năm khá cao và cũng là thị trường mà cả các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp mong muốn duy trì phát triển và khai thác; song cũng không phải là thị trường duy nhất có tiềm năng, lợi thế với hàng hóa Việt Nam bởi nước ta còn có 17 Hiệp định thương mại tự do với gần 70 nền kinh tế lớn, mở ra nhiều cơ hội hợp tác, kinh doanh với các quốc gia, các nền kinh tế lớn trên thế giới.


Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị

Qua Hội nghị, đại diện các Bộ, ngành Trung ương và các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương đã trao đổi, cung cấp thông tin về những quy định, chính sách mới của một số thị trường trên thế giới, cập nhật tình hình thị trường Hoa Kỳ và chia sẻ với những khó khăn, thách thức đang đặt ra với các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất khẩu lớn sang thị trường Hoa Kỳ; đồng thời, ghi nhận những đề xuất, kiến nghị của hiệp hội, doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, xuất khẩu thời gian tới.

Để tiếp tục phối hợp, hỗ trợ Chính phủ, Đoàn đàm phán làm việc với Hoa Kỳ, Bộ Công Thương đề nghị các doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng có hàng chủ lực xuất khẩu vào Hoa Kỳ tiếp tục cung cấp thông tin, dữ liệu, số liệu cụ thể để chứng minh về tính tuân thủ của hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa và những yêu cầu khác của Hoa Kỳ về hàng hóa sản xuất tại Việt Nam; Chủ động có tiếng nói thông qua các thư phản ánh, đơn khiếu nại gửi tới các Bộ, ngành, cơ quan chức năng của Hoa Kỳ nhằm phản đối chính sách thuế đối ứng bất hợp lý. Đồng thời, chủ động phối hợp với các đối tác hợp tác đầu tư, kinh doanh của Hoa Kỳ tiến hành vận động, thuyết phục, góp phần chuyển hóa nhận thức, tạo sự ủng hộ của người tiêu dùng Hoa Kỳ và chính giới Hoa Kỳ đối với việc duy trì “dòng chảy thương mại” bình thường của hàng hóa Việt Nam vào Hòa Kỳ; kêu gọi Hoa Kỳ sớm mở cửa cho hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao của Hoa Kỳ được nhập khẩu vào Việt Nam và có lộ trình xem xét công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Về dài hạn, cần chú trọng đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp, nhất là cơ cấu lại sản xuất theo hướng chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển dựa trên đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ; tái cấu trúc ngành hàng, thị trường theo hướng đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng và sản phẩm xuất khẩu… để phát triển bền vững.

Quyên Lưu
Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước

ViewLink

Chi Cục Quản lý thị trường
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc